
6 LÝ DO DOANH NGHIỆP CẦN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Bộ phận kế toán quản trị (KTQT) là một trong những bộ phận rất quan trọng nhưng hiện nay nhiều Doanh nghiệp chưa có hoặc có nhưng chưa được phát huy tác dụng và giá trị trong doanh nghiệp
Theo định nghĩa, công việc của KTQT là chuẩn bị các báo cáo, hồ sơ nội bộ để hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định ngắn hạn và dài hạn.
Và đây là 6 lý do đơn giản mà các bác CEO cần kế toán quản trị ạ:
1. Phân tích chi phí trong doanh nghiệp
Một câu hỏi thường trực của các bác CEO là “làm thế nào để tối thiểu hoá chi phí của doanh nghiệp mà vẫn giữ nguyên được hiệu quả?”
Trên thực tế, mọi chi phí trong Doanh nghiệp đều được phát sinh từ những hoạt động. Rất nhiều bác CEO cắt giảm chi phí bằng cách cắt luôn hoạt động. Quyết định này có lúc đúng vì đã cắt được hoạt động thừa nhưng nhiều khi lại ảnh hưởng xấu đến công việc chung. Trong khi đó, kế toán quản trị sẽ giúp DN thống kê, phân tích các chi phí, tìm ra các hoạt động ảnh hưởng đến chi phí, từ đó tối ưu hoạt động nhắm tối ưu chi phí
Ví dụ, để tối ưu chi phí marketing, KTQT sẽ phải hiểu rõ mục tiêu marketing, hiểu rõ công ty đang thực hiện trên các kênh marketing nào, các hoạt động marketing nào đang diễn ra? mỗi hành động đó được đo lường như thế nào? …
Vì vậy, KTQT sẽ ra được thước đo như:
– Kênh nào có tỷ lệ lead/tương tác cao hơn?
– Kênh nào mang lại nhiều Lead hơn?
– Giá trị bằng tiền /1 lead của kênh nào rẻ hơn?
– Chi phí làm ấm lead đến từ kênh nào cao hơn?
– Lead từ kênh nào có tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng cao hơn?
– Lead từ kênh nào đã được chốt sale với giá trị trung bình đơn cao hơn?
– Giá trị vòng đời khách hàng đến từ kênh nào cao hơn?
– …
Từ đó, các bác CEO sẽ có những quyết định liên quan đến việc: nếu muốn giảm chi phí marketing thì sẽ giảm kênh nào mà có chi phí / lead cao hơn định mức, kênh nào có lượng lead mà tỷ lệ chuyển đổi thành lead ấm thấp hơn so với định mức, hoặc thay vì cắt kênh thì ra phương án tối ưu hoạt động nào để tăng tỷ lệ chuyển đổi thành lead ấm hiệu quả chứ không phải cắt hẳn kênh marketing hoặc cắt chi phí marketing theo 1 tỷ lệ nào đó mà không có căn cứ.
Hiện nay, rất ít đơn vị phát huy được các công cụ này của kế toán quản trị.
2. Phân tích hiệu quả theo Đối tượng
Ví dụ bên trên cho thấy cách so sánh hiệu quả của hoạt động marketing theo đổi tượng là kênh. Trên thực tế, có rất nhiều đối tượng khác trong Doanh nghiệp mà các bác CEO thường phải quản trị như:
– Sản phẩm nào lỗ, sản phẩm nào lãi? DN nên tập trung vào sản phẩm nào thì có lợi?. Jolie đã từng gặp trường hợp sau khi phân tích thì DN tìm ra nhóm sản phẩm càng bán càng lỗ.
– Chi nhánh nào hoạt động hiệu quả? Chi nhánh nào kém hiệu quả, cần loại bỏ?
– Nhóm khách hàng nào có giá trị vòng đời lớn, nhóm nào mang lại lợi nhuận cao nhất,.. Từ đó, giúp BLĐ tập trung khai thác nhóm khách hàng có hiệu quả tốt.
– Nhân viên nào mang lại hiệu quả cao cho DN. Đã có khách hàng của Jolie sau khi phân tích thì thấy có nhân viên mang về doanh số rất cao nhưng hiệu quả lại thấp hơn người khác bởi các đơn hàng anh ấy thực hiện thường phát sinh thêm chi phí như chi phí tài chính, chi phí bảo hành, giảm giá, … thậm chí có đơn hàng còn lỗ. Và sau đó, chính KTQT lại giúp CEO góp ý cải tiến lại chính sách bán hàng, đào tạo nhân viên bán hàng,.. trong DN
– …..
Mỗi doanh nghiệp sẽ có danh mục đối tượng với tên gọi và số lượng khác nhau . Chưa kể mỗi bác CEO có tư duy quản trị khác nhau và mỗi Doanh nghiệp cũng có mức độ phát triển khác nhau mà từ đó danh mục đối tượng theo dõi của KTQT cũng khác nhau, mức độ ưu tiên phân tích đối tượng nào trước và sau cũng khác nhau.
Đây là lý do thứ 2 mà các bác CEO cần KTQT đấy ạ.
3. Sản xuất toàn bộ hay thuê gia công?
Một vài bác CEO hay phải quyết định: đầu tư tài sản để tự sản xuất hay thuê gia công? Thuê gia công 1 phần hay toàn bộ?
Sản xuất sản phẩm thường là công việc chiếm nhiều nguồn lực nhất của doanh nghiệp. Có một khách hàng của Jolie đang làm trong ngành sản xuất nguyên liệu gia vị để xuất khẩu. Lúc đầu, họ muốn đầu tư xưởng, máy móc, đàm phán vùng nguyên liệu… rất hoành tráng. Sau khi KTQT chứng minh các con số về điểm hoà vốn, sự tăng trưởng, tính ổn định, … thì bác CEO đã quyết định giai đoạn 1 thuê xưởng, sau đó sẽ đầu tư chuyên nghiệp khi mọi thứ đã đúng như kế hoạch. Bác CEO đó phát biểu; anh cũng phân vân giữa hai phương án nhưng khi có số liệu thì thấy dễ dàng quyết định hơn.
Trong trường hợp này, KTQT đã đánh giá doanh thu, chi phí thực, hiệu quả của từng giải pháp và chỉ ra cho CEO biết các con số khác nhau giữa các trường hợp. Đây có vẻ là một quyết định đơn giản và thường xảy ra nhưng nếu bỏ qua nó, rất có thể sẽ có khả năng tạo ra một thương vụ thất bại hoặc thành công.
4. Xác định Ngân sách
Chúng tôi gọi dự báo ngân sách là bảo bối của doanh nghiệp. KTQT sử dụng các con số lịch sử, phân tích và đưa ra xu hướng chi tiêu cho từng bộ phận, dự án, chiến dịch tiếp thị, sản phẩm mới hoặc bất kỳ công việc nào khác. Rất nhiều doanh nghiệp đã dự báo ngân sách bằng cách tăng/giảm đều doanh thu – chi phí theo tỷ lệ % nào đó. Đã có rất nhiều kế hoạch bị hỏng vì bộ phận thực thi thấy kế hoạch ngân sách xa rời thực tế. Và ngược lại, khi được yêu cầu tự hoạch định ngân sách cho bộ phận của mình thì chính các bộ phận thực thi lại lúng túng vì thiếu kỹ năng.
Đây là lý do nữa mà Doanh nghiệp cần KTQT
5. Kiểm soát
Kiểm soát là kiểm soát sự thay đổi.
Kiểm soát báo cáo tài chính và kiểm soát hoạt động phải song hành với nhau. Kiểm soát cũng là một khía cạnh quan trọng khác của kế toán quản trị. Cụ thể là nó đánh giá hiệu quả hoạt động của tất cả các đối tượng giữa kế hoạch và thực thi, của kỳ này với kỳ trước, của đối tượng này với đối tượng khác,…
Từ đó, KTQT đưa ra những báo cáo cụ thể về sự thay đổi của hoạt động được đo bằng tiền. Theo đó, CEO có thể tìm hiểu lý do của cả việc lãi hay lỗ. Từ đó phát huy hoạt động nào và cải tiến hoạt động nào.
6. Lập kế hoạch
Lợi ích nữa của kế toán quản trị đến từ khả năng phát hiện các mô hình tài chính và dự đoán các diễn biến trong tương lai.
Jolie có một khách hàng, sau khi phân tích dữ liệu bán hàng trong quá khứ và một số dữ liệu khác bên ngoài, họ phát hiện ra nhóm hàng có mức độ tăng trưởng cao, nhóm hàng chiếm tỷ trọng doanh số cao, nhóm hàng có tính ổn định tốt, từ đó đưa ra phương án tập trung 80% nguồn lực vào nhóm hàng đó để phát triển trong kỳ kế tiếp.
Lý do thứ 6 này cũng giá trị đó chứ ạ.
Với 6 lý do này thôi nhưng chúng ta nhận thấy rằng KTQT giúp ích cho CEO rất nhiều trong việc ra quyết định một cách rõ ràng với tư thế làm chủ cuộc chơi.
Nhưng một số bác lại nói rằng “anh thấy có ích lắm nhưng không dễ tuyển được nhân sự kế toán có năng lực phân tích như trên. Nếu tìm được nhân sự đó thì doanh nghiệp anh cũng khó phá vỡ bảng lương của mình vì vị trí đó lương khá cao”
Vậy, dịch vụ #Kế_toán_trưởng_từ_xa là một giải pháp ạ:
Chuyên viên của #DDP_Finance_Coaching sẽ làm việc hàng tuần với nhân sự kế toán hiện tại của doanh nghiệp để thu thập được dữ liệu.
#Financial_coach của chúng tôi sẽ cùng các bác CEO ngồi phân tích dữ liệu hàng tháng để giúp các bác CEO yên tâm với các quyết định của mình.
Jolie Hướng Dương
Doanh nhân – Nhà huấn luyện