8 BƯỚC ĐƠN GIẢN NHẤT ĐỂ GIÚP DOANH NGHIỆP TÁI SINH VÀ BỨT PHÁ SAU KHỦNG HOẢNG

Có rất nhiều lý do về Covid khiến nhiều chủ Doanh nghiệp đang hành động bất chấp hoặc đang ngồi chờ và nghe ngóng. Trong khi đó cũng có nhiều Doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội để bứt phá. Có một sự thật là khi mình còn đang chưa làm chủ được tình thế thì đã và đang có rất nhiều các “ông lớn’ đang dòm ngó thị phần của mình, có nhiều đối thủ mới cũng đang xuất hiện trong thị trường của mình.
Bài này Jolie chia sẻ 8 bước giúp Doanh nghiệp tái sinh và bứt phá sau khủng hoảng một cách đơn giản nhất đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

1️⃣Bước 1: Kiểm tra lại sứ mệnh và đam mê của mình
Khó khăn chính là điều kiện tốt để chủ doanh nghiệp xác định được đúng đam mê và sứ mệnh của mình và doanh nghiệp. Hãy bắt đầu việc này với các câu hỏi đơn giản như sau:
– Lý do nào khiến bạn bắt đầu công việc này?
– Trong quá khứ, bạn đã từng thành công theo cách nào? Đâu là điểm mạnh của bạn?
– Trong quá khứ, bạn đã từng thất bại vì điều gì? Đâu là điểm yếu của bạn?
– Điều gì khiến bạn tin là công việc này sẽ thành công?
– Công việc này mang lại giá trị gì cho bạn, cho khách hàng và cho xã hội?
– Nếu hoàn thành công việc này, cảm xúc của bạn sẽ như thế nào? Bạn sẽ trở thành người như thế nào?�
– Hãy đặt câu hỏi ngược lại: nếu không làm công việc này thì bạn sẽ làm gì khác mà vẫn hài lòng? Bạn có sẵn sàng đổi việc này với một việc khác tương đương hoặc dễ dàng hơn hay không?
Trong giai đoạn khó khăn này, chúng ta thường bị chán nản, lo sợ, hoang mang,.. Sau khi tự vấn bản thân và phân tích doanh nghiệp, nếu chúng ta vẫn thấy yêu công việc và khao khát vượt qua khó khăn thì nghĩa là bạn đã tìm đúng đam mê. Ngược lại, “Thông suốt bên trong thì sẽ mạnh mẽ bên ngoài”. Nếu đã thực sự thấy yêu công việc này, bạn sẽ mạnh mẽ hơn khi đối diện với công cuộc “tái sinh” của Doanh nghiệp.

2️⃣Bước 2: Phân tích doanh nghiệp
Hãy bắt đầu từ khách hàng và thị trường. Hãy làm một cuộc khảo sát, phân tích với quy mô và công cụ tuỳ thuộc vào mức độ đầu tư của của doanh nghiệp. Nội dung cơ bản như sau:
– Khách hàng mục tiêu của bạn trông như thế nào? (độ tuổi, giới tính, hành vi, tính cách,..) tại sao họ cần sản phẩm của bạn? Họ có mong muốn gì, có nỗi đau gì khi mua sản phẩm mà bạn và các đối thủ đang cung cấp? Họ thường xuất hiện ở những đâu? Hiện nay, họ đã thay đổi hành vi mua hàng như thế nào?
– Tại sao bạn muốn làm việc với những người này? Bạn có thấy vui, thấy thoải mái khi phục vụ họ hay không?
– Công ty nào đang làm giống bạn và đã thành công trên thị trường? Điều gì là thế mạnh của họ và điều gì họ chưa làm tốt?
– Cơ hội nào của thị trường và xã hội khiến cho công việc của bạn có cơ hội thành công cao?
– Xác định những giá trị nào mà bạn có thể mang đến cho khách hàng theo khung từ thấp đến cao?
– Sản phẩm hiện tại của bạn có đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng không? Điều gì bạn có làm tốt hơn những đối thủ khác?
– Danh mục sản phẩm mục tiêu của bạn là gì theo khung giá trị từ thấp đến cao?
– Tình hình sức khoẻ doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính hiện tại của Doanh nghiệp bạn như thế nào? Các chỉ số về khả năng thanh toán, tỷ lệ hàng tồn kho / tài sản, cân đối vốn, .. như thế nào? Đâu là các vấn đề tài chính.và hoạt động nội bộ cần xử lý ngắn hạn, dài hạn?
Có những đơn vị thuê các công ty nghiên cứu thị trường làm khảo sát diện rộng, có những đơn vị chỉ làm các câu hỏi với khách hàng cũ, bạn bè, người thân, có những đơn vị thì tranh thủ khảo sát thì làm luôn các công việc chăm sóc khách hàng, … Tuỳ vào ngân sách để dùng công cụ phù hợp nhưng nhất định phải làm bởi “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”

3️⃣Bước 3: Rà soát mô hình kinh doanh
Vẫn tiếp tục bằng các câu hỏi thôi ạ:
– Nếu muốn mở rộng công ty, bạn có thể mở rộng ra các tỉnh nào của Việt Nam và nước nào trên thị trường quốc tế?
– Khách hàng của bạn và nhà cung cấp của bạn có cần thêm gì ngoài sản phẩm của bạn? Hãy liệt kê nó vì đây là cơ hội để bạn mở rộng phát triển doanh nghiệp theo chiều dọc.
– Bạn muốn doanh nghiệp của mình trông như thế nào sau 5 năm về doanh thu, sản phẩm công nghệ, hình ảnh, vị thế, quy mô, năng lực tổ chức, môi trường làm việc, giá trị bằng tiền?
– Sơ đồ cơ cấu Doanh nghiệp 5 năm nữa của bạn sẽ như thế nào?
– Sơ đồ nhân sự của Doanh nghiệp bạn 5 năm nữa sẽ như thế nào?
– Những gương mặt nào bạn muốn họ cùng song hành với bạn ở vị trí C level hoặc Key member? Họ thuộc nhóm tính cách nào? Tính cách đội nhóm doanh nghiệp bạn trong năm nay cần là gì?

4️⃣Bước 4: Xác định các mục tiêu và chiến lược cần thực hiện
Vẫn tiếp tục bằng các câu hỏi thôi ạ:
– Doanh thu – lợi nhuận mục tiêu của doanh nghiệp năm nay là gì?
– Doanh nghiệp cần có bao nhiêu khách hàng và họ phải mua với giá trị bao nhiêu/ lần thì sẽ đáp ứng mục tiêu trên?
– Có những cách nào để tăng lợi nhuận bằng cách giảm chi phí hiện nay?
– Để đảm bảo số lượng khách hàng cần thiết, Doanh nghiệp phải mang những giá trị gì đến với họ?
– Để đảm bảo giá trị mua hàng/ lần mua, kịch bản bán hàng của bạn là gì?
– Để đảm bảo doanh thu, chi phí và quyền lợi của khách hàng, Doanh nghiệp cần phải cải thiện những quy trình nội bộ nào?
– Để vận hành tốt doanh nghiệp, bạn cần bao nhiêu nhân sự và họ cần đảm bảo kỹ năng gì?

5️⃣Bước 5: Lập kế hoạch hành động chi tiết
Hãy chuyển nội dung của mục 4 đến các trưởng bộ phận và yêu cầu họ trả lời các câu hỏi sau:
– Để đạt được mục tiêu doanh thu – chi phí – lợi nhuận như vậy, các bộ phận cần có hành động gì?
– Chi phí phát sinh phục vụ cá hành động đó là gì?
– Cần có tài sản gì, công cụ gì để thực hiện hành động đó?
Phần này trên thực tế rất quan trọng vì nó là tiếng nói của bộ phận trực tiếp làm việc. Đã có rất nhiều kế hoạch vỡ trận vì ban lãnh đạo đưa ra mục tiêu nhưng bộ phận thực thi không làm được.

6️⃣Bước 6: Lập kế hoạch tài chính
Vẫn tiếp tục bằng các câu hỏi thôi ạ:
– Sau khi tập hợp các thông tin của bước 5 thì kết quả kinh doanh dự kiến của Doanh nghiệp bạn trông như thế nào? Có đáp ứng yêu cầu của mục tiêu ở bước 4 hay không?
– Phương án nào sẽ giúp nhân sự của bạn đạt được doanh thu – lợi nhuận như mong muốn của bước 4?
– Kế hoạch giải quyết các vấn đề tài chính ngắn hạn, dài hạn của bạn là gì?

7️⃣Bước 7: Thiết lập các thước đo
Vẫn tiếp tục bằng các câu hỏi
Trong các hành động ở bước 5:
– Hành động nào cần trước, hành động nào cần sau?
– Hành động nào quyết định hành động nào? Hãy lập danh sách các hành động quan trọng này
– Để đảm bảo doanh thu/ lợi nhuận, các hành động đó cần phải được đo bằng con số nào? VD: số lần gọi điện, số km, số lead thu về,..?
– Ai là người thực hiện các hành động có thể đo lường bên trên được?
– Thời gian cần phải thực hiện các hành động đó là lúc nào?

8️⃣Bước 8: Tổng hợp
Khi trả lời xong các câu hỏi của 7 bước bên trên bạn đã có trong tay một bản kế hoạch hành động khá chi tiết cho việc tái sinh và phát triển bứt phá cho doanh nghiệp mình hiện tại rồi đấy ạ.

Tại #Data_map_to_success của #DDP_Finance_Coaching, chúng tôi sẽ giúp các bạn thực hiện những điều trên thành một bản đồ thành công chi tiết theo ngày/tuần/tháng/quý.
Hãy liên hệ với Jolie để được hỗ trợ nhiều hơn nhé!

Jolie Hướng Dương
Doanh nhân – Nhà huấn luyện

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Copyright © 2020 DDP Finance Coaching. All Rights Reserved.

Call Now