9 CÁCH ĐỂ “TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ CỦA BẠN VỚI TIỀN”

07/12/2021
240

Hãy cùng Jolie quan sát một số quan điểm về tiền của một số người như sau:

“Tôi không giỏi kiếm tiền, có cố kiếm cũng chả được. Vì vậy không cần cố gắng?”
“Bạn bè của tôi kiếm tiền rất dễ; chắc tôi có vấn đề ”
“Chỉ cần thanh toán hóa đơn hàng tháng thôi, phần còn lại để vui chơi.”
“Cuộc sống quá ngắn ngủi; cần phải tiết kiệm để phục vụ khi về già.”
“Không có tiền thì chả có người bạn nào hết.”
“Nếu không có tiền, không ai tin tôi cả.”
“Tiền bạc là phù phiếm, đừng nói nhiều về nó.”
“Nếu tôi mất hết tiền, bố mẹ hoặc ai đó sẽ giúp tôi”
“Tiền là nguyên nhân của mọi cạnh tranh và nỗi đau khổ, tôi không muốn kiếm nhiều tiền để rồi phải vướng mắc vào cạnh tranh”.
….

Bên cạnh đó, có một số người thường chia sẻ “Tôi đang gặp một số vấn đề về tiền bạc bởi vì …” Và rồi tất cả các lý do nêu ra thường chỉ là là biểu hiện chứ không phải là nguyên nhân.
Vậy, hãy thử phân tích:

Tình hình tài chính hiện tại của chúng ta là kết quả của những quyết định trong quá khứ. Khi kiểm tra trung thực các sự kiện trong quá khứ, chúng ta thường thấy một số các nguyên nhân như: mình có khả năng giữ tiền hay không, mình thường tiêu tiền vào việc gì, việc đó có ích cho mình hay không,…

Theo nghiên cứu, tất cả những nguyên nhân trên được gọi là “mối quan hệ của mình với tiền”. Mối quan hệ này được quyết định bởi “niềm tin của mình về tiền” và niềm tin này được hình thành trong mỗi chúng ta từ khi còn rất trẻ. “Niềm tin về tiền” đến từ môi trường xung quanh chúng ta, là cha mẹ, bạn bè và hàng xóm, là những cuộc trò chuyện mà chúng ta đã nghe được hoặc những gì chúng ta nhìn thấy. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là “Chúng ta đã quan sát ai và quan sát sự kiện gì?”. Câu hỏi khác nữa là “Họ có phải đã là nguồn thông tin tài chính và giáo dục tài chính tốt nhất với chúng ta không?”

Hãy tiếp tục quan sát một vài ví dụ sau:

  • Một đứa trẻ nghe cha mẹ nói: “Chúng ta không thể mua được thứ đó”, điều này có thể khiến đứa trẻ bắt đầu tin rằng tiền là khan hiếm. Nó có thể dẫn đến 2 tình huống: vì tiền khan hiếm nên quá tiết kiệm tiền hoặc không cần phải giữ tiền vì có giữ cũng không giầu có.
  • Một đứa trẻ khác có thể nghe thấy rằng “những người có tiền đều tham lam”, điều này có thể khiến bạn ấy không muốn làm việc siêng năng kiếm tiền vì không muốn là người tham lam
    Hoặc rằng câu nói “tiền không quan trọng”, điều này có thể dẫn đến việc một người luôn không coi trọng tiền, từ đó có thói quen chi tiêu hoang phí hoặc dễ dàng vay mượn, bòn rút tài chính của người khác.

FQ_ (FINANCIAL EMOTIONAL INTELLIGENCE): Trí thông minh cảm xúc tài chính sẽ giúp chúng ta khám phá mối quan hệ của mình với tiền, từ đó tìm được nguyên nhân mối quan hệ đó từ đâu. Thông qua đó sẽ giúp chúng ta thay đổi lại nhận thức, niềm tin cá nhân với tiền, dẫn đến những quyết định đúng đắn với tiền. Đây là thứ quan trọng sẽ giúp chúng ta thành công hơn với tiền bạc.
Dưới đây là một số cách thức làm tăng hoặc sửa chữa mối quan hệ của chúng ta với tiền bạc:

1. Xem tiền chỉ là một công cụ
Hãy thử xem tiền như một công cụ giống như cách mình xem một cái búa như một công cụ. Chúng ta có thể dùng búa để làm một việc có ích như đóng một cái kệ nhưng cũng có thể dùng búa để đập đồ đạc. Tiền bạc cũng thế, dùng nó hữu ích hay không là do cách dùng. Vậy, cũng giống như việc phải học cách sử dụng búa, hãy học cách sử dụng tiền.

2. Hãy từ bỏ niềm tin rằng “tiền bạc là phức tạp hoặc khó hiểu”
Một số người luôn có nỗi sợ khi nhìn các con số, họ thấy rắc rối và khó hiểu, từ đó thiếu kiên nhẫn với các con số. Và họ mặc nhiên nghĩ là mình sợ tài chính, sợ dấn thân tính toán để kiếm tiền
Hoặc tình huống khác, vì dễ dàng kiếm tiền nên chúng ta có thể rơi vào trạng thái tự mãn về bản thân và tự mãn về tiền bạc, đó là lý do khiến chúng ta cho rằng không cần tính toán tiền một cách rắc rối làm gì.
Đó cũng chính là lý do khiến chúng ta chưa quản lý tiền đúng cách. Vì vậy, chúng ta cần biết rằng dù có đang ở đâu trong hành trình kiếm tiền, chúng ta luôn có thể làm điều gì đó để trở nên tốt hơn và cải thiện tình hình tài chính tốt lên.

3. Tìm hiểu các sự kiện trong quá khứ
Các #Financial_coach của #DDP_Finance_Coaching luôn giúp khách hàng khám phá những sự kiện thời thơ ấu về tiền và giúp khách hàng khám phá niềm tin của họ về tiền. Một điều thú vị là không ai giống ai về trải nghiệm, về sự kiện, về thông tin,… Vì vậy, mỗi chúng ta sẽ vô cùng khác biệt về “niềm tin về tiền”. Chính vì thế, không ai giúp chúng ta khám phá “niềm tin về tiền” hơn chính bản thân chúng ta.
Một điều thú vị hơn nữa là: mỗi khi hiểu ra nguyên nhân tạo ra niềm tin về tiền của bản thân, chúng ta sẽ vô cùng mạnh mẽ với tiền

4. Tạo một số khẳng định tích cực về tiền bạc
Một số người đã tự giúp mình thay đổi niềm tin về tiền bằng cách đưa ra một số lời khẳng định đầy sức mạnh và nói với chính mình mỗi sáng, ví dụ như:
“Tôi yêu tiền, tiền đến với tôi mỗi ngày”
“Không gì cản đường tôi chinh phục tiền bạc”
“Tôi không nghèo; Hiện tại tôi chỉ giàu có ở mức thấp. Điều đó đang thay đổi ”.
“Tôi là một tỷ phú”
Đây không phải là sự mê tín, đó thực sự là một khoa học. Luật hấp dẫn sẽ giúp chúng ta gần gũi hơn với thành công của tiền khi chúng ta nghĩ đến nó thường xuyên.

5. Chơi với những người bạn thành công về tiền
Chơi với những người bạn thành công về tiền không phải để vay mượn họ. Khi gần gũi những người này, mình sẽ luôn được nghe, được nhìn cách mà họ thực hiện sự thành công. Từ đó sẽ học hỏi được rất nhiều và có thêm động lực tiến tới sự thành công.

6. Không so sánh với thành công của người khác
“Sự so sánh là kẻ trộm của niềm vui” Hãy biến cảm xúc so sánh đó thành câu “Có điều gì thú vị ở đây? Tôi có thể học hỏi được gì từ thành công này”. Điều này sẽ khiến chúng ta luôn vui và tích cực hơn trong việc kiếm tiền.

7. Tìm niềm vui
Mặc dù đúng là “tiền không phải lúc nào cũng mua cho bạn hạnh phúc”, nhưng nó chắc chắn có thể giúp cho chúng ta đi du lịch, đi học, thực hiện đam mê, làm phong phú thêm cuộc sống, từ thiện, giảm bớt căng thẳng và tăng sự tự do cho chúng ta.
Niềm vui này sẽ giúp chúng ta vượt qua cảm giác hối hả, vất vả khi kiếm tiền. “Điều khiến chúng ta vui với tiền bạc là không chỉ là tin rằng chúng ta có khả năng làm ra nó, mà còn tin rằng việc theo đuổi tiền bạc và theo đuổi hạnh phúc, cân bằng và hòa bình hoàn toàn không loại trừ lẫn nhau. Trên thực tế, chúng cộng hưởng lẫn nhau”

8. Điều chỉnh cảm xúc khi chi tiêu
Gợi ý là “Theo dõi số tiền chi tiêu và tự hỏi điều chi tiêu gì xứng đáng với mình và điều gì không”. Hãy chú ý đến việc mua hàng ảnh hưởng đến tâm trạng của mình như thế nào để xác định “chi tiêu vui và buồn” của mình. Từ đó chúng ta có thể bắt đầu chuyển chi tiêu của mình từ “Muốn” sang “Cần”, ví dụ như trả bớt nợ, thưởng thức một món ăn, đầu tư vào trải nghiệm hoặc giúp đỡ người khác,… Phương pháp tiếp cận này sẽ giúp chúng ta nhận được nhiều niềm vui hơn từ những chi tiêu đúng đắn của mình.

9. Tập trung vào mục tiêu, không phải con số
Hãy coi mọi khoản chi như một khoản đầu tư. Lúc đó chúng ta luôn tìm ra mục tiêu cụ thể của việc tiêu tiền. Điều này khiến các con số không còn quan trọng vì nó hoàn toàn có thể mang lại con số lớn hơn trong tương lai

Jolie Hướng Dương
Doanh nhân – Nhà huấn luyện


Copyright © 2020 DDP Finance Coaching. All Rights Reserved.

Call Now