NÂNG CAO FQ (chỉ số thông minh cảm xúc tài chính)
➡️ FQ = IQ + EQ
FQ: Financial Emotional Quotient. Đây là chỉ số thông minh cảm xúc tài chính, chỉ số này thể hiện khả năng ra quyết định về tài chính và mang lại sự thành công về tài chính cho mỗi chúng ta.
IQ: Intelligence Quotient. Đây là chỉ số thông minh. Trong tài chính, nó thể hiện kiến thức chuyên môn tài chính của mỗi người.
EQ: Emotional Quotient. Đây là chỉ số cảm xúc. Trong tài chính, nó thể hiện khả năng quản trị cảm xúc của mỗi cá nhân khi ra quyết định liên quan đến tiền.
Hôm nay chúng ta tìm hiểu cơ chế của não bộ khiến chúng ta nâng cao chỉ số FQ của mình
Đầu tiên, ta định nghĩa cơ chế hoạt động của não bộ là gì? Nó là sự tương tác bên trong não bộ của chúng ta mà qua đó, các quyết định tài chính được tạo ra.
Tại sao lại phải đi tìm “Cơ chế hoạt động của não bộ ảnh hưởng đến quyết định tài chính”. Lý do đơn giản thôi ạ, chúng ta không thể tin vào những thứ mơ hồ. Cá nhân Jolie và Jolie cũng tin rằng các bạn cũng sẽ tin vào khoa học mà thôi.
1. Quyết định tài chính: “Cảm xúc lấn át lý trí”
Chúng ta thường nghe hoặc đã từng nói “chọn lắng nghe trái tim hay là chọn nghe lý trí” hoặc câu nói “Bán hàng bằng cảm xúc” đúng không ạ?
• Đã bao giờ bạn thích môt cái gì đó như một cái túi, một đôi giầy, một cái xe, một cái nhẫn kim cương… mà cần phải cân nhắc với ví tiền của mình chưa ạ? Có phải lúc đó trái tim của bạn là yêu thứ đó nhưng lý trí của bạn lại bảo “mình phải tiết kiệm”?
• Bạn đã bao giờ chứng kiến một cô gái nào đó đi đi lại lại trước cửa hàng bán túi, đi về nhà rồi lại đến cửa hàng, đến lần 1 rồi về và lại đến lần 2, cuối cùng cô gái ấy cũng tìm ra lý do để mua cái túi đó trong điều kiện dốc hết số tiền đang có trong ví, thậm chí là quẹt thẻ visa vì không có đủ tiền mặt? Như vậy, sau một hồi đấu tranh giữa “tình yêu cái túi và sự tiết kiệm” thì cô gái đã quyết định lựa chọn tình yêu cái túi.
• Bạn đã bao giờ chứng kiên những đôi trai gái yêu nhau đến với nhau bất chấp hết mọi lời nói từ bạn bè, gia đình, … chưa ạ? Họ đã chọn tình yêu thay vì tránh sự chê bai, gièm pha, …
• Hoặc tình huống xúc động hơn, đó là khoảnh khắc giữa cái sống và cái chết, người mẹ đã hy sinh sự sống của bản thân để cứu mạng cô con gái bé bỏng khỏi chết đuối. Tình yêu của người mẹ đã vượt qua sự sợ hãi, vượt lên mọi thứ cá nhân và vượt qua cả sự sống của bản thân.
Những ví dụ trên chỉ thể hiện một điều là “Cảm xúc đã chiến thắng lý trí” trong mỗi người chúng ta.
2. Quyết định tài chính chịu ảnh hưởng bởi nỗi sợ
Nỗi sợ là di sản cảm xúc của sự tiến hoá. Con người sẵn sàng làm rất nhiều thứ một cách tự nhiên và bản năng chỉ để bảo vệ sự sinh tồn của bản thân, bảo vệ quyền lợi cá nhân của mình, để tránh một điều gì đó bất ổn sắp xảy ra,…
Hãy quan sát ví dụ: Có một kế toán rất hiểu tính cách sếp của mình, cô đã chứng kiến rất nhiều nhân viên trước đây nghỉ việc và mất nhiều quyền lợi về lương thưởng. Vì vậy, trước khi xin nghỉ việc, cô ấy đã chủ động biển thủ một khoản tiền tương đương với quyền lợi của mình để phòng trừ sếp “nuốt lời”. Chúng ta không phán xét sự tốt xấu, chúng ta chỉ thấy rằng, hành động đó đến từ một nỗi sợ, đó là sợ mất quyền lợi. Cô kế toán trên chỉ muốn “tự bảo vệ khỏi nỗi sợ mất tiền” mà thôi. Trong một xã hội phức tạp hiện nay, nỗi sợ trong mỗi chúng ta ngày càng lớn và nó còn thậm chí còn bóp méo sự thật, thay vì nghĩ đến điều tốt thì chúng ta lại nghĩ đến điều xấu chỉ đơn giản vì muốn bảo vệ bản thân mà thôi.
Kết nối với ví dụ bên trên về người mẹ hy sinh bản thân mình để cứu con gái, chúng ta thấy rằng, sâu thẳm trong bản năng con người là tình yêu và lòng vị tha, nó thể hiện rõ nhất ở những khoảnh khắc sinh tồn. Đồng thời, mỗi chúng ta có một cơ chế “tự bảo vệ bản thân’ với cái tên là “nỗi sợ”
3. Cảm xúc thôi thúc chúng ta ra quyết định tài chính
Hãy quan sát:
– Khi ta giận dữ, tim đập nhanh, máu dồn xuống bàn tay, lượng hooc môn tiết ra giải phóng năng lượng giúp chúng hành động mạnh mẽ
– Khi sợ hãi, máu dồn xuống những múi cơ lớn như chân để khiến chúng ta hành động như chạy nhanh hơn
– Khi ngạc nhiên, ta sẽ nhướn mày giúp mở rộng tầm nhìn, giúp não bộ thu thập thêm thông tin để tìm hiểu rõ hơn thứ đang thắc mắc
– Biểu hiện kinh tởm một món ăn là môi trễ xuống, mũi nhắn khép chặt lỗ mũi và nhè thức ăn ra
– Khi hạnh phúc, trung khu thần kinh sẽ ức chế cảm xúc tiêu cực và chúng ta luôn ở năng lượng cao
– Nỗi buồn làm chậm quá trình trao đổi chất khiến năng lượng suy giảm, thôi thúc con người tìm tới nơi an toàn, giải toả
Vâng, cảm xúc thôi thúc chúng ta hành động
4. Sự “đấu tranh” khi ra quyết định tài chính
Với các khái niệm của 3 phần bên trên là “cảm xúc lấn át lý trí”, “nỗi sợ” và “cảm xúc thôi thúc hành động” chúng ta quan sát một ví dụ nhỏ: có một cô gái ly dị chồng vì chồng cô chủ động ở với người phụ nữ khác. Lý trí cô ta mách bảo và khẳng đinh “bỏ chồng là đúng vì có níu kéo cũng không tốt” nhưng đôi mắt lại ngấn lệ. Cũng trong tình huống này, có những người phụ nữ đã bỏ chồng cương quyết, có người khác thì chủ động níu kéo người chồng.
Ta nhìn thấy sự trái ngược của cảm xúc và lý trí. Nếu cảm xúc tỷ lệ thuận với lý trí thì niềm tin càng lớn. Nhưng nếu tỷ lệ nghịch thì khi cảm xúc mãnh liệt, lý trí sẽ bị lu mờ. Cảm xúc dẫn dắt ly trí nhưng đôi khi lại bị lý trí phủ nhận. Cảm xúc và lý trí phối hợp với nhau một cách tinh tế trong mỗi con người chúng ta.
Như vậy, sự ra quyết định tài chính của chúng ta được thực hiện theo cách “đấu tranh giữa lý trí và cảm xúc” và lúc thì chúng cùng chiều, lúc thì khác chiều và lúc thì cảm xúc chiến thắng nhưng lúc thì lý trí phủ nhận cảm xúc.
5. Não bộ của chúng ta ra quyết định tài chính như thế nào?
Trong bộ não của chúng ta có 3 phần rất quyền lực:
– Não cổ hay gọi là não thú: là phần bao quanh tuỷ sống, nó điều khiển chức năng sinh tồn cơ bản, không có khả năng suy nghĩ học hỏi,
– Não giữa: điều khiển cảm xúc. Nó chính là tác nhân điều khiển của việc yêu đến chết hay căm thù đến tột cùng, … Não này có 2 năng lực đặc biệt là học tập và ghi nhớ. VD: Nó nhìn thấy anh giám đốc nhiều lần từ chối quyền lợi của nhân viên nghỉ việc, nó ghi nhớ rằng “giám đốc là người tham lam, quỵt tiền” và nó sẽ bảo cô kế toán là “nếu nghỉ việc sẽ bị quỵt tiền”. Nó có nhiệm vụ ghi nhớ lại toàn bộ việc tốt hay xấu, độc hay hại để phân biệt và ra quyết định
– Vỏ não là nơi trú ngụ của tư duy, nó phụ trách việc tập hợp và nghiên cứu thông tin do các giác quan mang lại, xu thế của nó là lập kế hoạch, ra chiến lược và các mẹo tinh thần,.. Ngoài ra, những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật,.. cũng được sinh ra từ đây
✅ Như vậy, kiến thức tài chính của chúng ta (IQ) nằm ở vỏ não. Nhưng cảm xúc (EQ) thôi thúc chúng ta ra quyết định lại ở não giữa. Não giữa sẽ thôi thúc chúng ta hành động theo cơ chế bảo vệ bản thân và được đào tạo “sai – đúng” từ những sự kiện trong quá khứ. Nó có xu hướng lấn át áp đảo kiến thức của não trước tại những khoảnh khắc “sinh tồn”. Vì vậy, chúng ta sẽ thường ra quyết định tài chính rất nhanh chóng và tuân theo theo cảm xúc khi “rơi” vào hoàn cảnh “thúc giục và lựa chọn”.
➡️ Như vậy, để gia tăng khả năng ra quyết định tài chính cá nhân hay nói đúng hơn là gia tăng FQ (chỉ số thông minh cảm xúc tài chính) , ta cần nâng cao 2 thứ:
IQ: Hãy gia tăng kiến thức tài chính chuyên nghiệp
EQ: Hãy “đào tạo” não giữa tích cực bằng những sự kiện “tích cực” từ quá khứ để nó mách bảo chúng ta quyết định đúng
DDP_Finance_Coaching là một đơn vì đầu tiên ở Việt Nam giúp khách hàng của mình gia khả năng ra quyết định tài chính cá nhân và tài chính doanh nghiệp (tăng chỉ số FQ) một cách chuyên nghiệp.
Jolie Hướng Dương
Doanh nhân – Nhà huấn luyện
Phone: 096 2121 916
Email: info.ddpgroup@gmail.com