
DOANH NGHIỆP ĐÃ TỐI ƯU CHI PHÍ ĐÚNG CÁCH?
Kế toán có thể làm gì?
Một vài hoạt động mà kế toán chi phí có thể thực hiện như sau:
- Tư vấn CEO cắt / giảm chi phí trong doanh nghiệp một cách khoa học và có căn cứ
- Góp ý chính sách giá: giá tối đa, giá tối thiểu, các bước tăng/giảm giá và điều kiện tăng/giảm,…
- Phân tích hoà vốn: nội dung này ảnh hưởng rất nhiều đến KPI bán hàng và bảng điểm thôi thúc hàng ngày của doanh nghiệp
- Phân tích và dự báo đặt hàng: đặt hàng gì? đặt của đơn vị nào? lúc nào đặt hàng và đặt bao nhiêu thì có lợi?
- Kế toán làm được điều này nhưng thường thì các CEO không nghĩ thế
- Cải tiến chi phí (kế toán tinh gọn) mục tiêu là giảm thiểu lãng phí trong khi tối ưu năng suất. Ví dụ: nếu bộ phận kế toán có thể cắt giảm thời gian lãng phí, nhân viên kế toán sẽ tập trung thời gian tiết kiệm đó làm nhiệm vụ khác có ích hơn
- Tinh toán chi phí liên quan đến các bước quy mô: VD: chi phí tăng bao nhiêu khi tăng sản lượng thêm 1 sản phẩm? Việc này giúp CEO xác định các mức chi phí và khối lượng khác nhau đối với lợi nhuận. Loại phân tích này giúp CEO hiểu rõ hơn về các sản phẩm, khả năng sinh lời, giá bán hàng và tác động đến các chiến dịch tiếp thị.
- Góp ý chính sách lương, thưởng
- Quản trị sự thay đổi: phân tích chi phí kế hoạch và chi phí thực tế. Kế toán sẽ chỉ ra phương sai có lợi hay bất lợi để các CEO ra quyết định
- Quản trị sự biến động của chi phí: tìm độ lệch để phân tích 1 loại chi phí trong quá khứ thay đổi thế nào và dự báo nó trong tương lai.
- Quản trị hàng tồn kho: Chi phí tồn kho/ngày là bao nhiêu, từ đó CEO có thể ra quyết định việc bán hàng ngay hay tiếp tục lưu kho?
- Dự báo ngân sách
- Chuyển giá
- …
Ví dụ cụ thể việc cắt/giảm chi phí:
- Làm rõ phân đoạn nào của doanh nghiệp đang sinh lời và phân đoạn nào cần cải tiến?
- Lựa chọn danh mục chi phí quan trọng để tác động.
- Phân tích tình trạng biến thiên của chi phí trong quá khứ, tăng hay giảm hay không thể dự báo, nếu tăng_giảm thì tỷ lệ là bao nhiêu?
- Phân tích chi phí đó gắn với hoạt động gì? Ai chịu trách nhiệm với chi phí đó?
- Nếu cắt/giảm chi phí thì ảnh hưởng thế nào đến hoạt động trực tiếp gây ra chi phi đó?
- Nếu muốn cắt/giảm chi phí thì phải tác động đến điều gì?
Trên thực tế, hầu hết các CEO chưa hài lòng về kế toán chi phí. Chúng ta hiểu đơn giản thế này:
1. CEO có mục tiêu là tối đa doanh thu và giảm thiểu chi phí
2. Kế toán là người thu thập và trình bày tình trạng chi phí
3. CEO ra quyết định “tối ưu chi phí bằng cách nào” dựa trên nhiều nguồn thông tin, trong đó có thông tin của kế toán.
“Mục 1 là muôn thủa, chúng ta thường khác nhau ở mục 2 và ảnh hưởng đến mục 3”
Một vài tình huống thực tế của mục 2:
- Kế toán báo cáo chi phí chỉ có mấy dòng: giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý,.. theo đúng mẫu của BTC.
- Cái này CEO gọi là “kế toán quăng cho tôi một nồi lẩu thập cẩm”
- Kế toán làm một danh sách dài các chi phí. Cái này CEO gọi là “bản sớ chi phí, chi phí nào cũng quan trọng”
- Kế toán làm danh sách chi phí nhưng chả phân tích gì. Cái này CEO gọi là “đọc mà không biết bắt đầu từ đâu”
Và dẫn đến kết quả của mục 3 là: không biết cắt/ giảm chi phí nào? Nên cắt hay nên giảm? Nếu giảm thì giảm bao nhiêu? …
Dưới đây là một số công việc và công cụ của kế toán chi phí:
– Hiểu biết sâu sắc hoạt động của doanh nghiệp
– Xác định cấu trúc chi phí của doanh nghiệp rõ ràng
– Xác định trung tâm lợi nhuận, trung tâm chi phí
– Phân loại chi phí: biến đổi, cố định, trực tiếp, gián tiếp
– Tính chi phí theo công việc
– Chi phí quá trình
– Chi phí dựa trên hoạt động (ABC)
– Tính giá thành toàn bộ
– Tính phương sai
– Tính độ lệch
– Tính chi phí cận biên
– Thiết lập ngân sách
– …
Kế toán chi phí là một công cụ tuyệt vời để cải thiện lợi nhuận. Nó rất hữu ích vì có thể xác định công ty đang tiêu tiền vào đâu, thu được bao nhiêu và tiền đang bị thất thoát ở đâu. Kế toán chi phí nhằm mục đích cải thiện hiệu quả và kiểm soát chi phí nội bộ.
Đây không phải là những phép tính đơn giản, vì kế toán chi phí cần hiểu rất rõ doanh nghiệp để xử lý các hệ thống phân lớp chi phí, phân bổ chi phí và phân chia chi phí sản phẩm phụ,… Hệ thống kế toán chi phí khác nhau tùy theo lĩnh vực kinh doanh, mô hình, mức độ phát triển của doanh nghiệp.
Dịch vụ #Kế_toán_trưởng_từ_xa của #DDP_Finance_Coaching sẽ giúp các DN nhỏ thực hiện được những nội dung trên.
Jolie Hướng Dương
Doanh nhân – Nhà huấn luyện