Quản lý tài chính hiệu quả rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp (DN). Quản lý tài chính tốt sẽ giúp DN sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thực hiện các cam kết với cổ đông cũng như các bên liên quan, tạo lợi thế cạnh tranh và giúp DN phát triển bền vững.
Một số Anh/Chị có thể cảm thấy tài chính phức tạp và khó hiểu. Chúng ta cùng tham khảo 10 mẹo sau đây sẽ giúp các DN quản lý tài chính hiệu quả và đơn giản.
1. Có kế hoạch kinh doanh rõ ràng
Lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp Doanh nghiệp biết mình đang ở đâu và muốn đi đến đâu. Kế hoạch tài chính sẽ giúp Doanh nghiệp cụ thể hoá các kế hoạch kinh doanh của mình bằng tiền, cụ thể như: kế hoạch này liệu có hiệu quả hay không? để đạt được mục tiêu trong kế hoạch, DN cần phải làm những gì? sử dụng nguồn lực gì? cần bao nhiêu vốn? vốn đó đến từ đâu? Kế hoạch ngân sách thế nào? Lợi nhuận sẽ được sử dụng như thế nào?…
DN không thể quản lý tài chính tốt nếu bản thân mình không hiểu mình đang làm gì và sẽ đi đến đâu.
2. Báo cáo định kỳ
DN cần thiết kế các báo cáo ngày, tuần, tháng, quý, năm một cách rõ ràng.
– Một số DN không có báo cáo
– Một số DN thì có báo cáo nhưng khá phức tạp và gây áp lực cho BLĐ và các bộ phận khác
Có một ví dụ cụ thể như: khách hàng của Jolie là CEO của một công ty thương mại, cô ấy khá hoang mang vì CFO thiết kế một báo cáo ngày dài cỡ 2 trang. Cô ấy chia sẻ, em chỉ cần quan tâm đến các thông tin: doanh thu, lợi nhuận gộp, công nợ, tồn kho và phương án xử lý các chỉ số này là ổn thôi.
3. Theo sát và xử lý công nợ
Doanh nghiệp có thể gặp rắc rối lớn về dòng tiền vì khách hàng thanh toán chậm. Để giảm rủi ro chậm hoặc không thanh toán, DN cần xây dựng chính sách công nợ rõ ràng và đảm bảo được truyền thông nội bộ và với khách hàng thật kỹ.
Đôi khi, sự thiếu hụt dòng tiền không đến từ khách hàng nợ tiền mà đến từ việc chính chúng ta chưa hoàn thành các thủ tục nghiệm thu, xuất hóa đơn và đề nghị thanh toán.
Phân loại các khoản nợ, đối tượng nợ và tiến hành các công tác giúp đỡ khách hàng thanh toán đúng hạn cũng được coi là trách nhiệm của chính chúng ta.
Hãy inbox Jolie hoặc admin của DDP Group để nhận file 17 chiến lược để đảm bảo dòng tiền dương, nó liên quan trực tiếp đến nội dung này
4. Nắm vững chi phí tối thiểu mà doanh nghiệp cần có
Ngay cả những công ty có lợi nhuận cao nhất cũng có thể gặp khó khăn nếu không có đủ tiền mặt để trang trải các chi phí tối thiểu hàng ngày như tiền thuê nhà và tiền lương,..
DN cần biết mức chi phí tối thiểu cần đảm bảo để tồn tại và luôn giữ mức tiền mặt của mình không dưới con số này.
5. Cập nhật số liệu kế toán
Quản trị là quản trị sự thay đổi. DN luôn cần được so sánh số liệu thực tế và số liệu kế hoạch để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nếu số liệu kế toán của DN không được cập nhật, DN có thể có nguy cơ mất tiền do không theo kịp các khoản thanh toán muộn của khách hàng hoặc không nhận ra khi nào phải thanh toán cho nhà cung cấp của mình,..
Vì vậy, DN cần đảm bảo chủ động số liệu kế toán quản trị được cập nhật và phân tích liên tục
6. Đáp ứng thời hạn về thuế
Kê khai chậm hoặc nộp thuế chậm dẫn đến có thể bị phạt và chịu thêm lãi suất. Đây là những chi phí không cần thiết có thể tránh được khi lập kế hoạch cụ thể
Jolie đã luôn yêu cầu khách hàng của mình ghi vào kế hoạch làm việc những mốc thời điểm quan trọng này.
7. Tối ưu chi phí hiện tại
Luôn theo dõi các danh mục chi phí, danh mục đối tượng, các hoạt động tạo nên chi phí để từ đó tối ưu hoạt động dẫn đến tối đa lợi nhuận.
Hãy lưu ý đến công thức 1%: nếu giảm 1 chi phí của một hoạt động đến 10% thì nghe chừng rất khó nhưng chọn ra 100 hoạt động và tối ưu chi phí của nó 1%/ hoạt động thì rất dễ dàng và mang lại hiệu quả không ngờ
8. Kiểm soát hàng tồn kho
Đã có những chủ DN tưởng mình có tiền nhưng khi phân tích thì thấy tiền nằm trong hàng mà hàng thì mất giá trị. Có những đơn vị có số tiền hàng tồn kho chiếm hơn 70%/ tổng tài sản. Chúng ta nên giải quyết cá câu hỏi tương tự như:
– Tồn kho bao nhiêu thì đủ?
– Tồn kho hàng hoá nào thì hợp lý?
– Tồn kho bao lâu thì cần xử lý?
– Bao giờ thì đặt hàng tiếp? nếu đặt hàng thì đặt bao nhiêu? Chọn nhà cung cấp nào?
– …
9. Nhận nguồn vốn phù hợp
Mỗi một nguồn vốn đều có giá của nó. Điều cần thiết là DN phải chọn loại tài chính phù hợp cho doanh nghiệp của mình, lúc nào cần vốn vay, lúc nào cần vốn chủ, lúc nào có thể vay, lúc nào không thể vay, lúc nào cần gọi vốn và nếu gọi thì gói vốn từ đầu phù hợp?.. Hãy luôn bàn bạc với CFO của mình về những câu hỏi này.
10. Kỹ năng xử lý tình huống
Mỗi một dấu hiệu xấu trong tài chính đều báo hiệu một vài nguyên nhân nào đó rất cụ thể. Nếu để biểu hiện đó diễn ra quá lâu thì sau này vấn đề sẽ trở thành nghiệm trọng, nếu nhẹ thì mất tiền, nặng thì vi phạm pháp luật
Không ai hiểu Doanh nghiệp bằng chính Doanh nghiệp
Nhưng nếu nhân sự của Doanh nghiệp không đủ kinh nghiệm và kiến thức để xử lý các vấn đề hàng ngày thì hãy nghĩ ngay đến một người tư vấn, một cố vấn hoặc một #financial_coach để giúp mình.
⇒ Để hiểu kỹ hơn về mẹo số 01: Hãy tham khảo #Data_Map_To_Success của #DDP_Finance_Coaching để tìm hiểu thêm về lập kế hoạch tài chính
⇒ Để hiểu kỹ hơn về mẹo số 02: Hãy theo dõi chia sẻ của Jolie về chủ đề “Thiết kế báo cáo quản trị trong Doanh nghiệp”
⇒ Để hiểu kỹ hơn về mẹo số 08: Hãy theo dõi chia sẻ của Jolie về chủ đề “Tối ưu tồn kho trong Doanh nghiệp”
⇒ Để hiểu kỹ hơn về mẹo số 09: Hãy tham gia #Data_Map_To_Success, bạn sẽ được các chuyên gia của DDP Group chia sẻ riêng một chủ đề “chiến lược nguồn vốn”
Jolie Hướng Dương
Doanh nhân – Nhà huấn luyện
Phone: 096 2121 916
Email: info.ddpgroup@gmail.com