NHỮNG NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI CÓ CHỈ SỐ THÔNG MINH CẢM XÚC TÀI CHÍNH (FQ) CAO

14/12/2021
407

IQ không phải là tất cả
Chỉ số IQ đóng góp khoảng 20% vào các yếu tố quyết định sự thành công của một người. 80% còn lại là gồm nhiều yếu tố khác. Trong đó phải kể đến những biểu hiện của Trí tuệ xúc cảm như: khả năng thúc đẩy bản thân, kiên trì đối diện với nỗi thất vọng, kiểm soát cơn bốc đồng, kiềm chế sự tự mãn, khả năng điều chỉnh tâm trạng, không để cảm giác đau khổ ảnh hưởng tới tư duy và lòng trắc ẩn

Quan sát ví dụ mà Jolie đã chia sẻ từ bài số 01:

  • Lâm là người có chỉ số IQ cao: Lâm là một cô gái xuất thân từ một huyện ven Hà Nội. Từ bé, cô đã nổi tiếng nhất làng vì thông minh, học giỏi. Không phụ niềm tin của gia đình, cô đã chinh phục lớp chuyên của Huyện rồi là thành viên xuất sắc của trường chuyên tỉnh. Tự hào hơn nữa, cô đã đỗ và tốt nghiệp hai trường đại học cùng lúc. Cho đến bây giờ, cô vẫn luôn được ghi nhận bởi sự thông minh, học giỏi
  • Hành trình tài chính của Lâm: Câu chuyện sẽ rất bình thường nếu như không biết rằng Lâm hiện tại đang rất khó khăn về tài chính. Từ thời đại học, Lâm đã tranh dùng thủ tiền học phí chưa đến hạn nộp để đi buôn rồi sau đó gặp rắc rối vì việc buôn thất bại, Lâm đã từng có nhiều nhà và đất rồi mất hết khi chơi chứng khoán và chơi vàng, Lâm đã từng nhiều lần đổi vị trí CFO từ công ty này sang công ty khác vì 1 lý do: vướng mắc tiền quỹ của công ty, Lâm cũng đã từng vài lần rắc rối vì vay nóng lãi cao, và hiện tại vẫn lại tiếp tục vướng vào các khoản nợ bạn bè và tín dụng đen.

Trí tuệ xúc cảm quyết định số phận

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người thành công vì ở IQ cao không nhiều mà tập trung vào người có EQ cao. Trí tuệ học thuật hầu như không chuẩn bị hành trang cho cá nhân trong việc đối mặt với những thăng trầm cuộc đời. Người hiểu cảm xúc của mình và người khác có nhiều lợi thế trong công việc, sống vui vẻ hơn và hạnh phúc hơn.

Ví dụ trên cho thấy Lâm có chỉ số IQ cao nhưng EQ thì lại ngược lại. Cô bị mất kiểm soát khi cầm tiền trong tay. Mọi thứ dễ đến và dễ đi. Sự việc lặp lại nhiều lần khiến mọi người thân e ngại khi cho cô vay tiền. Khi khó khăn, khả năng xử lý tình huống với tiền rất thấp, đến mức thứ duy nhất có thể làm là vay nặng lãi. Và EQ đã là thứ quyết định số phận của Lâm là gần 50 tuổi vẫn sống trong nợ nần quay quắt.

Nếu FQ cao thì Lâm có khả năng gì?
FQ cao nghĩa là ngoài IQ cao như đã nói , Lâm còn có cả EQ cao, đó là trí thông minh xúc cảm, cụ thể đó là những khả năng :
1. Thấu hiểu cảm xúc của mình với tiền: thấu hiểu nhu cầu tiền bạc của mình đến từ đâu? nếu có tiền thì mình sẽ sử dụng nó vào việc gì? mục đích đó có đáng để nỗ lực kiếm tiền hay không? Nỗ lực, khao khát có tiền của mình lớn cỡ nào? Mỗi khi đứng trước một cơ hội kiềm tiền nào, xúc cảm xuất hiện trong cơ thể mình biểu hiện ra sao? Ví dụ như Lâm nhận thấy, cứ khi gặp một cơ hội kiếm tiền là cô ta thấy tìm đập nhanh và không làm chủ được giọng nói chẳng hạn.

2. Làm chủ được xúc cảm của mình với tiền: nếu đủ nhạy cảm với những biểu hiện của cơ thể khi phải đứng trước các quyết định tài chính, Lâm sẽ đặt ra luật cho mình là: cứ thấy tim đập nhanh và không làm chủ giọng nói trước cơ hội với tiền thì nghĩa là cần phải cân bằng cảm xúc và lý trí. Cô cần dừng lại một chút và suy nghĩ thấu đáo, tránh để con tim lấn át. Thậm chí, tìm cách đi ra ngoài để tránh tình huống phải ra quyết định tài chính ngay tại lúc đó.

3. Tạo động lực cho bản thân về tiền một cách đúng đắn: khi biết được mục tiêu tài chính của mình, Lâm cần biết điều khiển các xúc cảm hướng tới động lực tốt đẹp, khích lệ bản thân tập trung trau dồi kỹ năng, kiến thức để tạo hành trình kiếm tiền an toàn

4. Khả năng tiếp thu, học tập kiến thức tài chính một cách chủ động và tích cực.

5. Nhận biết cảm xúc của người khác với tiền: Điều này rất quan trọng, nếu Lâm hiểu bản thân tại sao lại muốn có nhiều tiền? cảm giác của mình thế nào khi phải làm chủ cảm xúc với tiền, nhất là trước những cơ hội hấp dẫn? cảm nhận quá trình rèn luyện tri thức kiếm tiền vất vả thế nào,.. thì Lâm cũng sẽ dễ hiểu cảm xúc của người khác khi khó khăn hay khi chưa “làm bạn” được với tiền. Hoặc Lâm cũng dễ dàng nhận biết những dấu hiệu bất thường của những thương vụ tưởng chừng béo bở hoặc đồng cảm với đối tác hơn. Rất nhiều người có khả năng “đọc vị” những cú lừa tiền ngoạn mục hoặc cảm nhận đúng người đang khó khăn để hỗ trợ chính đáng là như vậy.

6. Làm chủ mối quan hệ với tiền: Vâng, khi làm tốt 5 điều bên trên, có nghĩa là Lâm đã “làm bạn” với tiền. Lúc này, Lâm có kỹ năng tương tác nhịp nhàng với bản thân, với đối tác và với các cơ hội tài chính tốt hoặc các biến cố về tiền

Trong format của #DDP_Finance_Coaching, để giúp khách hàng thành công hơn, chúng tôi rất quan tâm dến việc khám phá FQ của họ. Đồng thời quan điểm rằng:
– CEO ra quyết định tài chính tốt là do thấu hiểu “mối quan hệ của mình với tiền và hành vi của mình khi ra quyết định về tiền”, đó là có FQ cao
– Nhân viên kế toán/nhân viên tài chính/tư vấn tài chính/ #financial_coach làm việc tốt cũng là người có FQ cao, từ đó mới có thể có mục số 5 bên trên là “nhận biết cảm xúc của người khác với tiền”. Từ đó mới có thể giúp đỡ hoặc phục vụ khách hàng tốt được.
Và trong hành trình tiếp theo, Jolie sẽ cùng các bạn khám phá những kỹ thuật để nâng cao FQ của mình nhé.

Jolie Hướng Dương
Doanh nhân – Nhà huấn luyện


Copyright © 2020 DDP Finance Coaching. All Rights Reserved.

Call Now