RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH LÚC NÓNG GIẬN – TẠI SAO KHÔNG NÊN?

16/12/2021
323
Ai cũng biết là không nên ra quyết định trong lúc nóng giận. Hôm nay chúng ta tìm hiểu nguyên lý khoa học của cơn giận để củng cố thêm niềm tin vào việc này.
Giải mã cơn thịnh nộ
  • Giận dữ là một trạng thái khó chế ngự nhất đối với con người. Nó chứa đầy năng lượng, thậm chí mang lại sảng khoái cực độ cho người đang tức giận.
  • Hạch hạnh nhân là nguồn chính kích hoạt cơn thịnh nộ trong chúng ta. Vỏ não cũng bị cơn giận dữ kích thích một cách cố ý, nó sẽ phân tích và đưa ra những ý nghĩ tiêu cực như trả thù hay oán hận
  • Ngòi nổ của cơn giận chính là cảm giác bị đe doạ. Trong doanh nghiệp, nó có thể là đe doạ mất tiền, nguy cơ giảm năng suất, mất cơ hội kinh doanh, phá hoại nội bộ, …. Khi cảm nhận được mỗi đe doạ trên, hệ viền não sẽ kích hoạt phản ứng kép trong não bộ. Nó giải phóng catecholamin tạo ra nguồn năng lượng đột ngột để hình thành “hành động quyết liệt”. Cơn sóng năng lượng sẽ kéo dài trong vài phút, đẩy cơ thể vào trạng thái căng thẳng cực độ và đưa ra phản ứng cực đoan.
  • Song song với nó, một gợn sóng khác dài hơn xung động trên, bắt nguồn từ hạt hạnh nhân và đi tới tuyến thượng thận, tạo ra những xung động bổ trợ để cơ thể sẵn sàng hành động.
  • Cơn hưng phấn của vỏ não và tuyến thượng thận nói trên có thể kéo dài vài giờ, thậm chí vài ngày, kích thích các phản ứng đặc biệt.
Điều này lý giải tại sao chúng ta dễ nổi nóng khi bị kích động hoặc căng thẳng khó chịu. Đây cũng là lý do sau khi đi làm về trong tâm trạng tức giận, chúng ta dễ nổi cáu vì những lý do vụn vặt. Và đây cũng là lý do có những cảm xúc đánh thức ta mỗi ngày và định hướng ta vào một tâm trạng nào đó trong cả ngày hoặc hơn thế.
Cơn giận chồng chất
Khi cơ thể trong trạng thái tức giận, những xúc cảm tiếp theo bất kể là giận dữ hay lo lắng đều có cường độ mạnh mẽ. Lúc này, mỗi ý nghĩ hay cảm nhận trong ta đều khuấy động cơn giân dữ trở thành môt chuỗi ngòi nổ liên tục, kích thích hạch hạnh nhân giải phóng catecholamin. Từ đó, từng đợt sóng chồng lên xung lượng hooc môn vốn đã tăng vọt trước đó. Sóng sau xô sóng trước, khiến mức độ kích thích và tăng lên nhanh chóng
– Lúc này con người không còn khoan dung và tỉnh táo, bạo lực bất chấp mọi hậu quả xảy ra. Khi nổi giận, con người dễ “mất ý thức” và trở về bản năng nguyên thủy nhất. Hệ viền não sẽ theo đó thôi thúc hành động theo bản năng độc ác nhất
– Vâng, cơn giận ảnh hưởng trực tiếp và dây chuyền đến các hành động của chúng ta, nhất là tình huống quyết định quan trọng. Vậy làm thế nào để tránh được hậu quả xấu của những cơn giận?
Ví dụ, một CEO đang chuẩn bị duyệt thưởng kinh doanh tháng vài tiếng sau khi nghe tin cô thủ quỹ biển thủ tiền trong két. Cảm giác đe doạ với anh ta là: mình có thể bị mất tiền, rồi tiếp tục những ý nghĩ xuất hiện như có nhiều lần bị mất tiền thế này mà mình chưa biết? Một mình thủ quỹ làm hay cả phòng kế toán? Có sự cấu kết nào từ các bộ phận khác hay không? Có ai đó biết được điều này hay không? Phản ứng dây chuyền tiếp theo trong doanh nghiệp là gì?…. Rất nhiều các giả thiết được nảy ra và làm gia tăng cường đồ cơn tức giận. Anh ta có thể giận dữ mắng chửi thủ quỹ, thậm chí có thể đuổi việc, yêu cầu đền bù, kiện tụng, và hiển nhiên là không còn tâm trạng ngồi nghe duyệt tiên tiến trong kinh doanh.
Xoa dịu cơn giận như thế nào?
♦ Có vài cách chúng ta thường thấy nhưng chưa phải là hoàn hảo:
Cách 1: năm bắt được cơn giận và kháng cự nó
Cách 2: nắm bắt được cơn giận và để thời gian tự hàn gắn
Cách 3: Tránh xa cơn giận dữ. Ví dụ: trong một cuộc tranh cãi, ta dừng lại và tránh xa người kia trong chốc lát
Cách 4: Phân tâm. Phân tán tư tưởng trong quá trình suy nghĩ cũng là vũ khí chuyển đổi tâm trạng quyền năng
Cách 5: Ở một mình
Cách 6: Đi bộ hay tập thể dục
Cách 7: Viết ra giấy nhưng nó chỉ tốt khi sự giận dữ chưa trở thành cơn thịnh nộ
Cách 8: Trút giận lên điều gì đó. Hành động này khiến bạn cảm thấy tốt hơn nhưng đó chỉ là sự thoả mãn mà thôi. Để mặc cơn thịnh nộ là phương pháp tồi tệ, nó không khiến giảm mà còn tăng lên
Những cách tránh xa cơn giận có thể phản tác dụng vì có thể trong lúc đó ta lại tiếp tục nung nấu ý nghĩ giận dữ, nó sẽ kích thích ngọn lửa cao hơn. Đi mua sắm hay ăn uống không mấy hiệu quả vì trong lúc đó, chúng ta lại vô tình tiếp tục nghiền ngẫm thêm cơn thịnh nộ
Ví dụ như trường hợp anh CEO bên trên, nếu đã từng biết biểu hiện cơ thể của mình khi cơn giận chuẩn bị đến là tim đập nhanh, ngực đang tức, máu nóng dồn lên mặt,.. anh ta có thể đi lùi lịch họp một lúc, làm vài động tác vận động, nghĩ sang việc gì khác, sau đó có thể tìm hiểu tại sao quỹ lại hụt tiền. Rất có thể sau khi đó anh CEO phát hiện ra chưa chắc quỹ hụt tiền, có thể do đếm thiếu, có thể do ghi nhận thiếu, có thể hụt tiền thật nhưng đây là lần đầu tiên và lý do vô cùng đặc biệt có thể thông cảm, rồi việc cô thủ quỹ không liên quan đến những người trong danh sách đề cử thưởng kinh doanh kia, …
Trên thực tế, cơn giận hoàn toàn được loại bỏ nếu có những thông tin giảm nhẹ xuất hiện trước khi nó bùng nổ. Nó cho phép đánh giá lại những sự kiện gây nên cơn giận dữ và đem lại cho chúng ta những cơ hội “xuống thang”. Như vậy, suy nghĩ tích cực là một trong những cách hiệu nghiệm nhất để xoa dịu cơn bực tức
Chúng ta không thể đè nén cơn giận. Vui sướng hay buồn rầu đều mang lại giá trị riêng cho cuộc sống, ngay cả việc ghét bỏ điều gì đó cũng mang thêm gia vị riêng cho cuộc sống này. Hạnh phúc không có nghĩa là ta cần tránh cảm giác khó chịu để cảm thấy hài lòng, mà là chế ngự những cảm xúc tiêu cực, ngăn ko cho chúng chiếm chỗ của tâm trạng vui vẻ
Vì vậy, không nên ra quyết định gì trong lúc nóng giận. Cách tốt nhất là đừng tìm cách loại bỏ cơn giận dữ nhưng cũng đừng để nó chi phối hành động của mình. Có thể áp dụng các bước sau:
Bước 1: Nhận biết cơn giận đang đến
Bước 2: Tránh xa cơn giận
Bước 3: Hoạt động thay đổi trạng thái cơ thể
Bước 4: Suy nghĩ phân tâm
Bước 5: Tư duy tích cực. Bạn có thể tự đặt và trả lời các câu hỏi sau: Có điều gì tốt cho tôi trong chuyện này? Điều gì có thể xảy ra tốt hơn? Tại sao nó có thể xảy ra tốt hơn? Tôi học được bài học gì trong chuyện này? Lần sau tôi sẽ làm khác đi như thế nào? Nếu có một phần trách nhiệm trong chuyện này, trách nhiệm của tôi là gì?
Các #Financial_coach thường giúp chính mình và khách hàng theo các bước trên. Khi tham gia các hành trình của #UDOO, chúng tôi còn được luyện tập các bài thiền để giải quyết các việc này. Các hoạt động này sẽ làm tiêu tan cơn thịnh nộ. Việc tiêu tan hay giảm nhẹ tuỳ thuộc vào sự việc, con người và hoàn cảnh. Nhưng hầu hết trong nhiều tình huống, cách làm trên khá ổn.
Jolie Hướng Dương
Doanh nhân – Nhà huấn luyện

Copyright © 2020 DDP Finance Coaching. All Rights Reserved.

Call Now