RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH TRONG TÂM TRẠNG LO LẮNG?

17/12/2021
726
       Lo lắng là trạng thái thường xảy ra với các bác CEO: trước một lần ra mắt sản phẩm mới, trước một chiến dịch mới, trước một sự kiện mới, trước một lần tái cấu trúc,…
       Về lý thuyết, ẩn sau mỗi nỗi lo là trạng thái cảnh giác với nguy hiểm tiềm tàng. Khi nỗi sợ kích hoạt xúc cảm, sự lo lắng sẽ hướng đến mối đe doạ trước mắt, buộc tâm trí phải suy nghĩ cách xử lý .
      Ở góc độ tích cực thì lo lắng là sự suy xét diễn tập lại những sai sót có thể xảy ra và làm thế nào để giải quyết nó. Nhiệm vụ của lo lắng là đưa ra những biện pháp tích cực xử lý biến cố
     Nhưng không phải lúc nào nỗi lo cũng tuân theo cơ chế ấy. Lo lắng kéo dài và mạnh mẽ thường không giúp chúng ta tìm ra giải pháp và góc nhìn mới, đặc biệt với những người có hứng lo âu mãn tính
Chưa kể, nỗi lo lắng có tính luẩn quẩn và đi từ nỗi lo này sang nỗi lo khác để rồi cuối cùng nó lại quay lại mối lo đầu tiên. Lo lắng có tính chu kỳ , có thể mạnh lên và kéo dài , đánh lạc hướng nơ ron thần kinh và có thể dẫn tới hội chứng rối loạn lo âu
       Các nhà khoa học đã chứng minh: chẳng có gì ngăn cản được nỗi lo, chỉ khi suy nghĩ thấu đáo vấn đề, phân tích kỹ càng nhiều góc độ thì giải pháp mới xuất hiện
Đã bác CEO nào đã từng lo lắng quá và cứ ngồi lẩm bẩm tính toán một mình chưa ạ? Đó là chuyện bình thường vì mối lo âu thường được diễn đạt bằng thính giác thay vì thị giác, nghĩa là bằng lời nói thay vì hình ảnh
       Lo lắng kéo dài và mạnh thì nó sẽ trở thành chứng lo âu mãn tính. Jolie đã từng chứng kiến một người sống trong nợ nần lâu đến mức khiến anh ta luôn trong tâm trạng tim đâp nhanh, căng cơ, đổ mồ hôi,..Lâu dần, trạng thái này thành quen và thậm chí anh ta còn không quen với tâm trạng hết nợ nần, cứ lo hết khoản nợ này thì anh ta lại vướng vào khoản nợ khác, đầu óc cứ mụ mẫm với nợ – trả nợ và lại nợ, giải pháp duy nhất anh ta có thể làm là vay nóng và vay người thân, không nghĩ ra được giải pháp nào kiếm tiền chính đáng.

Cơ chế của lo âu
Mối lo âu cấp thấp xuất hiện từ hạch hạch nhân cấp thấp. Vì vậy, nó luôn tồn tại một khi đã nảy sinh trong tâm trí chúng ta.
Lo âu mạnh mẽ sẽ khiến chúng ta hay nhầm lẫn, không thể tập trung tinh thần và mất trí nhớ, thậm chí bị tình trạng hỗn loạn chi phối, kèm theo đó là các tác động về thể chất như mất ngủ, bơ phờ, thiếu sức sống, mệt mỏi, trống rỗng, không xúc cảm. Một số biểu hiện như “cảm giác bồn chồn không yên”. Cao hơn nữa, người bị chứng lo âu kéo dài còn cảm thấy cuộc sống không còn thú vị, đến đồ ăn cũng trở nên vô vị. Những người mắc chứng lo âu thường có suy nghĩ dập khuôn, cứng nhắc và không sáng tạo đột phá
Vâng, với những gì kể trên thì không thể có một quyết định sáng suốt trong một tâm trạng lo âu, cơ thể không khoẻ mạnh như vậy được.

Có cách nào xử lý mối lo âu?
Không phải nỗi lo nào cũng cần loại bỏ nhưng với những cơ chế của nó bên trên thì chúng ta cần phải chế ngự nó. Nhẹ thì tự làm một số phương pháp đơn giản, nặng thì phải đi gặp bác sỹ chuyên khoa.
Bạn có thể tham khảo một số cách sau:
Bước 1: Nhận thức được lo lắng trong cơ thể mình
Bước 2: Phản biện và loại trừ suy nghĩ lo lắng, thay thế tâm trạng lo âu bằng suy nghĩ tích cực vì nếu không nó lại quay trở lại. Hoặc có thể chủ động khiến mình sao lãng để không còn bận tâm đến u buồn

Một vài thông tin cần lưu ý:
  • Không nên gặm nhấm nối buồn
  • Rơi lệ không phải phương pháp tích cực, nó chỉ thêm buồn phiền
  • Sao lãng cũng hiệu quả ở một số trường hợp nhưng có nhiều tình huống còn làm trầm cảm kéo dài hơn
  • Thể dục nhịp điệu cũng là biện pháp tốt
  • Có nhiều người tìm kiếm khoái cảm từ các món ăn. Bạn đã bao giờ gặp người bị stress nào mà béo lên bất thường chưa?
  • Nhiều người đàn ông thì tìm đến rượu. Cả ăn nhiều và uống rượu đều gây hại hệ thần kinh trung ương và tăng những hậu quả của trầm cảm
  • Có người so sánh với trường hợp tệ hơn mình và tìm thấy niềm phấn khích cho mình
  • Có người thấy khi giúp đỡ người khác lại là giải toả âu lo cho mình. Lý do vì trầm cảm xuất phát từ việc bận tâm về bản thân quá nhiều, khi giúp đỡ người khác, ta đã không còn tập trung vào bản thân quá nhiều
  • Một số người tìm đến sức mạnh tâm linh và tin rằng việc cầu nguyện mang lại kết quá khác
Với các thông tin bên trên, hy vọng mỗi chúng ta sẽ luôn biết cách phát hiện ra trạng thái cơ thể mình, cải thiện sức khoẻ và cảm xúc để luôn có một trạng thái tốt nhất khi ra các quyết định trong cuộc sống, nhất là những quyết định tài chính
Jolie Hướng Dương
Doanh nhân – Nhà huấn luyện

Copyright © 2020 DDP Finance Coaching. All Rights Reserved.

Call Now