Khả năng hài hoà giữa “trực giác và lý trí”
Hãy quan sát ví dụ:
– Anh Hùng thành công trong việc “buôn đất” bởi anh có biệt tài “sờ vào mảnh nào là mảnh đó thắng và anh quyết định mua – bán đất nhanh như chớp”
– Anh Nam đi buôn đất cùng anh Hùng nhưng cứ khi anh Nam tính toán xong thì anh Hùng đã chốt xong lời và chuyển sang mảnh khác, đôi lúc anh Nam mất cơ hội
– Anh Hùng chia sẻ, khi ra quyết định, anh cũng phân tích rất nhiều nhưng đôi khi đứng trước 2 mảnh đất có thông số như nhau, trong khoảnh khắc phải lựa chọn 1 trong 2, anh đã có những cảm xúc “tốt – xấu” về 1 mảnh đất mà anh không lý giải được tại sao. Chỉ đơn giản là “trực giác mách bảo tôi như vậy”.
Theo nghiên cứu, những biểu hiện vô thức hướng dẫn chúng ta trong những khoảnh khắc ra quyết định xuất hiện dưới dạng những xung động từ hệ viền não, nó được gọi là “trực giác”. Nó giống nhưng một dạng báo động tự động, đóng vai trò thu hút sự chú ý của não bộ về nguy hiểm tiềm tàng của hành động. Chúng dường như không ghi nhớ lại những trải nghiệm cụ thể đã xảy ra và gây ra cảm giác tiêu cực hay tích cực đó nhưng nó có cường độ mạnh yếu phụ thuộc vào cảm xúc nhận được khi trải nghiệm. Chúng ta còn nhớ khái niệm về hạch hạnh nhân, nơi lưu trữ những cảm xúc trong quá khứ (được nói ở chia sẻ số 04).
Trực giác là có khoa học. Nếu chỉ dùng lý trí ra quyết định thì chưa chắc có hiệu quả. Chúng ta cần cả trực giác và những xúc cảm được tích luỹ từ những kinh nghiệm trong quá khứ. Ví dụ này rõ nhất khi lựa chọn bạn đời, mọi tiêu chuẩn của đối tác có thể tốt nhưng chưa chắc cô gái đã đồng ý và nếu đồng ý miễn cưỡng thì cũng là mù quáng và thiếu vắng tình cảm.
Như vậy, chúng ta cần phải hài hoà giữa “trực giác” và lý trí.
Điều tuyệt vời của sự kết nối xúc cảm vô thức trong khi ra quyết định tài chính
- Một số người dễ dàng kết nối với nhưng hình ảnh tượng trưng hoặc những phép ẩn dụ ví von, bài hát, bức tranh…(đó là những sản phẩm của trái tim). Những người này có sự đồng điệu tự nhiên và họ cũng thông thạo việc truyền tải những thông điệp từ trái tim họ đến người khác, đó là diễn đạt “trí tuệ vô thức”
- Jolie có một người chị sở hữu khả năng này rất tuyệt vời, chị ấy có thể kết nối từ trái tim với một mảnh đất. Cùng nhìn một mảnh đất với người khác nhưng ngay lập tức chị ấy có thể tưởng tượng ra rất nhiều sáng tạo tuyệt vời trên đó. Và cuối cùng, một khi biệt thự nghỉ dưỡng ven đô ra đời với những ý tưởng mà kiến trúc sư cũng không theo kịp chị ấy.
- Một tình huống ngược lại, có những xúc cảm ngoài ngưỡng ý thức khiến chúng ảnh hưởng tới phản ứng của ta với các sự vật, hiện tượng mà chúng ta chưa biết gì về nó. VD: sáng sớm ta tức giận với chồng vì việc A nhưng khi đến văn phòng ta có thể khó chịu với rất nhiều thứ diễn ra mà không liên quan đến chồng và việc A đó. Điều gì xảy ra nếu đó là những quyết định tài chính quan trọng đang được ảnh hưởng vởi cảm xúc vô thức xấu
Các nhà khoa học đã đã chứng minh được phần lớn đời sống tình cảm là vô thức, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhận thức được những xúc cảm đang khuấy động trong bản thân mình. Như vậy, ý thức về xúc cảm của bản thân là cơ sở căn bản cho “năng lực tự giải thoát ra khỏi xúc cảm tiêu cực và sáng suốt cân bằng giữa cảm xúc và lý trí”
Khả năng nhận diện xúc cảm của bản thân với tiền:
Lại quan sát các ví dụ:
– Linh bị chốt sale như thôi miên, tự dưng cô giật mình tỉnh thức và thấy cần phải thoát khỏi hoàn cảnh này để có thời gian suy nghĩ thấu đáo hơn. Kết quả là sau khi phân tích, cô thấy không cần thiết chi tiền cho việc đó.
– Một số CEO trong thời dịch, nhìn đâu cũng thấy khó khăn. Họ rất lo sợ, alo khắp nơi, học hỏi khắp nơi, tâm trạng bản thân họ rối bời. Họ thử đủ các chiến lược học được từ bên ngoài và thử nhiều các hướng kinh doanh khác nhau khiến doanh nghiệp bị rối theo họ. Cuối cùng là một kết thúc buồn, doanh nghiệp cạn tiền nhanh hơn lẽ ra nó có thể tốt hơn.
– Một số CEO đối diện với Covid trong bình tĩnh, lắng nghe và phân tích. Mỗi bước đi là một chiến lược cụ thể. Kết quả là doanh nghiệp thích nghi với tình hình mới và từng bước vượt qua khó khăn.
Thông thường, mọi thứ lướt qua tâm trí trong vô thức, giống như chứng kiến điều thú vị nhưng không có phản ứng. Việc tinh tế trong cách tự quan sát bản thân cho phép ta bình tĩnh nhận thức xúc cảm biểu hiện thế nào, nhận thức được những gì đang xảy ra thay vì đắm chìm và lạc lỗi trong đó. Đó self – awarencess (ý thức về bản thân)
Cơ thể có khả năng tự mách bảo “tôi không nên cảm thấy như thế” và có xu hướng muốn thoát khỏi tâm trạng tồi tệ hoặc tình huống xấu khi nó nhận ra biểu hiện xấu.
Có các kiểu người sau:
- Kiểu người tự nhận thức: sự tỉnh thức giúp họ chế ngự xúc cảm của mình trong mọi cơ hội. Lý do vì họ hiểu rõ tâm trạng của bản thân, tinh tế trong đời sống tỉnh cảm. Họ không chìm đắm trong u uất khi khó khăn tiền bạc và cũng không quá vồn vã với những cơ hội mới.
- Kiểu người chìm dắm trong xúc cảm: họ bị cuốn theo xúc cảm và không thoát ra được. Họ thất thường và không nhận thức rõ xúc cảm của chính mình . Vì vậy, họ hay lạc lối và không có quan điểm rõ ràng. Điều này thường thấy với những người bị lừa tiền bạc bởi những lời mời hấp dẫn. Hoặc u uất khi bị phá sản, chú ý đến từng chi tiết của thình huống khó khăn và khuếch đại phản ứng của chính mình
- Kiểu người chấp nhận: một số người có xu hướng chấp nhận số phận và không cố gắng thay đổi xúc cảm. Kiểu người này cũng được chia thành 2 nhóm: nhóm lạc quan và nhóm buông xuôi. Ví dụ như chấp nhận phá sản và thấy mình không cần cố gắng thêm làm gì hoặc buông xuôi phá sản trong chán chường. Mặc dù tại thời điểm đó Doanh nghiệp chưa đến mức phá sản
Một thống kê cho thấy, phụ nữ cảm nhận về xúc cảm tiêu cực và tích cực mạnh mẽ hơn nam giới. Đời sống của những người tự nhận thức được xúc cảm của mình sẽ tốt hơn những người bị xúc cảm chi phối
Nhưng, vô cảm với tiền khác với quản lý cảm xúc với tiền.
Có những người không phải không có cảm xúc mà họ không biết chính xác xúc cảm của mình và không biết diễn đạt bằng lời. Chứng Alexithymia (gọi tên bởi nhà tâm thần học Peter Sifneaos của đại học Harvard vào năm 1972) là chứng mất khả năng diễn đạt cảm xúc ở người. Có những người chưa bao giờ cảm thấy giận dữ, buồn bã hay vui vẻ. Họ có cuộc sống vô vị và nhạt nhẽo. Họ khiến những người xung quanh thấy chán nản. Nặng hơn, đó còn được coi là những nhóm bệnh không thể điều trị bằng phương pháp thông thường, không có ảo mộng và ước mơ, không có đời sống nội tâm để chia sẻ. Họ không phân biệt được cảm xúc và không thể diễn tả những gì diễn ra trong mình, chỉ nói được biểu hiện như bồn chồn, lo âu, .. mà thôi.
Vâng, những người thành công là những người có trực giác rất tốt và thấu hiểu bản thân mình, nhận thức được xúc cảm của mình ngay khi chúng xuất hiện. Từ đó có những quyết định tài chính “sắc như dao”
Jolie Hướng Dương
Doanh nhân – Nhà huấn luyện