XÂY DỰNG DOANH NGHIỆP TRONG TÂM THẾ MỘT NHÀ ĐẦU TƯ, KHÔNG PHẢI START UP

13/01/2022
251
“Chiến lược tài chính” là được cho là xa vời với một số doanh nghiệp hiện nay bởi một số lý do, trong đó có 2 lý do quan trọng là: tư duy xây dựng doanh nghiệp và khả năng chi trả.
Hơn 90% Doanh nghiệp là SME và đa số bắt đầu từ chuyên môn nên họ thường tập trung vào sản phẩm và chìm đắm vào các công việc muôn thủa như bán hàng, cải tiến sản phẩm, tổ chức sản xuất, …. Họ thấy rằng mọi thứ còn quá nhiều thay đổi nên chưa thể lập kế hoạch gì được. Họ chỉ cần đến tài chính khi chợt nhận ra là Doanh nghiệp đang khó khăn về tiền.
Một số Doanh nghiệp lại luôn bắt đầu từ khát vọng về giá trị doanh nghiệp nên họ đã nghĩ đến các con số đích đến ngay từ khi khởi nghiệp. Điều đó khiến họ luôn xây dựng chiến lược tài chính ngay từ khi thiết kế doanh nghiệp.
Một số người ở cả hai trường hợp trên, họ muốn có chiến lược tài chính nhưng lại gặp khó khăn về khả năng chi trả bởi chi phí cho một CFO hoặc tư vấn chiến lược tài chính là quá cao so với ngân sách một Start up.
“Bắt đầu từ đích đến”“Xây dựng DN trong tâm thế của một Nhà đầu tư, không phải một start up” đang là cách mà nhiều SME đang áp dụng hiện nay. Đây cũng là những lý do tại sao một #Financial_coach của #DDP_Finance_Coaching có thể nhận làm CFO từ xa cho nhiều doanh nghiệp SME cùng một lúc với mức phí rất rẻ mà vẫn hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của các chủ Doanh nghiệp.
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của quản lý tài chính là tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp bền vững dài hạn và đảm bảo lợi tức đầu tư (ROI) kỳ vọng của cổ đông. Để đáp ứng mục tiêu này, công ty phải có một quá trình hành động lâu dài và có tính toán rõ ràng. Tài chính chiến lược tập trung vào thành công dài hạn, đôi khi trái ngược với các quyết định ngắn hạn, kiểu “chiến thuật”. Đó là lý do tại sao một công ty có thể chấp nhận bị thua lỗ trong hiện tại để có những lợi ích to lớn hơn trong tương lai.
Một số lý do mà tại sao Chiến lược tài chính giúp chủ doanh nghiệp xây dựng Doanh nghiệp trong tâm thế một nhà đầu tư, không phải start up như sau:
  • Xác định đúng hướng đi của Doanh nghiệp và duy trì mục tiêu dài hạn bằng cách đánh giá tính khá thi của dự án và đánh giá một cách định kỳ. Doanh nghiệp càng mới thì càng cần điều này.
  • Giúp Doanh nghiệp đầu tư thông minh thông qua việc quản trị danh mục đầu tư. Đừng nghĩ quản trị danh mục đầu tư chỉ xuất hiện ở Doanh nghiệp lớn. SME đứng giữa việc lựa chọn các cơ hội kinh doanh, lựa chọn cơ hội hợp đồng, lựa chọn cơ hội mở chi nhánh ở đâu,… cũng được gọi đầu tư. Hơn thế nữa, nếu luôn coi một đồng chi ra là “đầu tư” thay vì “chi phí” thì chúng ta luôn đặt câu hỏi “lợi ích của nó mang lại là gì?”
  • Đóng góp ý kiến quan trọng trong việc thiết kế hệ sinh thái tập đoàn. HIện nay, nhiều SME đã rất rõ ràng cấu trúc các đơn vị kinh doanh của Doanh nghiệp ngay từ khi mới chỉ bắt đầu. Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy những mô hình kinh doanh đó rất thông minh và luôn có mặt các công cụ như: trả trước (combo, gói 1 tháng, 1 năm..), trả góp, mua chung, bảo hiểm, đầu tư (JV, M&A, nhượng quyền,…), cho thuê, cho vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay, mua – bán tái thuê, chuyển giá, cân đối thuế,…
  • Giúp Doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu vốn trong ngắn hạn, dài hạn, từ đó xác định rõ lượng vốn cần huy động là bao nhiêu.
  • Giúp Doanh nghiệp quyết định huy động vốn bằng cách nào như: gọi thêm co founder, gọi vốn quỹ mạo hiểm, gọi nhà đầu tư thiên thần, vay ngân hàng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu trên sàn CK, … và huy động vào thời điểm nào thì phù hợp
  • Đảm bảo khả năng trang trải chi phí hoạt động mà không cần khai thác các nguồn lực bên ngoài như tận dụng vốn của đối tác qua việc tận dụng chính sách mua hàng, bán hàng,…
  • Đảm bảo khả năng thanh toán dài hạn nhờ việc đánh giá và quản lý cấu trúc vốn của công ty.
  • Kiểm soát giải ngân thông qua việc so sánh con số kế hoạch và kết quả thực tế.
  • Giúp doanh nghiệp quản trị chi phí bằng cách phân tích và tìm ra chi phí lãng phí.
  • Giúp Doanh nghiệp quản trị hiệu suất và khai thác hiệu quả tài sản của công ty.
  • Quản trị rủi ro bằng việc góp ý xây dựng kiểm soát nội bộ, xây dựng bức tường lửa bảo vệ Doanh nghiệp trong hệ sinh thái,… Từ đó giảm thiểu các mối đe dọa gian lận và các tổn thất khác
  • Hài hoà quyền lợi cổ đông và Doanh nghiệp trong dài hạn thông qua chính sách phân phối lợi nhuận
  • Đưa ra các quyết định tài chính nhất quán.
  • Giảm thiểu gánh nặng thuế thông qua thiết kế chiến lược
  • Dễ dàng định giá doanh nghiệp khi cần…
  •  …
Đánh dấu ngày chuỗi thực phẩm sạch Cadosa thay diện mạo mới và đây là một ví dụ điển hình của việc một SME có CFO ngay từ khi thiết kế doanh nghiệp.
Chúc mừng #Cadosa và chúc mừng #DDP_Investment.
Jolie Hướng Dương
Doanh nhân – Nhà huấn luyện

Copyright © 2020 DDP Finance Coaching. All Rights Reserved.

Call Now